Ăn chay sao cho sang với Gỏi dưa ghém chay
- Người viết: vn khongtuocnguyen lúc
- Cơm Nhà Có Mắm
- - 0 Bình luận
Dưa Ghém của Khổng Tước Nguyên là sản phẩm được lên men tự nhiên sẽ tạo ra nét riêng về hương vị, độ đậm đà và thuận tiện cho người dùng. Không cần chế biến qua các công đoạn bào đu đủ tươi, dưa leo,... sau đó ướp muối để xử lý mũ của quả, rửa, vắt ráo và đi phơi 1 nắng để cho rau củ bớt nước và dẻo lại nữa, thời gian làm món ăn sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.
Để có được món gỏi dưa ghém chay, chúng ta cần chuẩn bị:
Nguyên liệu
- Dưa ghém Đu Đủ Xứ Gò chay: 220g
- Dưa ghém Dưa Leo Xứ Gò chay: 220g
- Dưa ghém Dưa Lưới Xứ Gò chay: 220g
- Đậu hũ đã chiên: 2 miếng lớn
- Thơm: 1/2 trái cắt miếng nhỏ
- Tỏi: 50g băm nhuyễn
- Riềng: 50g cạo vỏ cắt sợi
- Sả: 2 tép băm nhuyễn
- Ớt: 20g băm nhuyễn
- Đường thốt nốt: 50g
- Muối: 1 muỗng cafe
- Dầu ăn: 1 chén
- Thính gạo rang: 2 muỗng canh
Cách làm
- Cắt đậu hũ thành từng sợi nhỏ. Bắt chảo nóng và cho một lượng dầu ăn vừa phải để chiên giòn đậu hũ. Khi đậu hũ đã vàng, chúng ta cho ra đĩa và để nguội (đậu hủ chỉ cần chiên vừa vàng, nếu chiên lâu thì sẽ bị cứng, ăn sẽ không ngon)
- Sau đó, cho các loại dưa ghém vào chung dĩa, thêm tỏi, sả, ớt, riềng (riềng làm cho món ăn được thơm và ấm hơn, vì các loại dưa ghém có tính hàn, sẽ góp phần trung hòa lại món ăn) và mọi người trộn đều lên.
- Tiếp tục công đoạn rim thơm, đổ một ít dầu trong chảo và xào thơm với lửa nhỏ và cho một ít đường thốt nốt vào. (xào với lửa nhỏ sẽ không làm thơm bị khô). Khi đường tan hết, cho thêm một ít muối và rim cho phần thơm chín lên (nếu cho thơm tươi vào mắm mà không rim qua đường thì món ăn chỉ ăn được trong ngày, rất dễ bị thiu, không để lâu được).
- Cho đậu hủ chung với thơm, để thấm đều gia vị. Sau khi cho dưa ghém vào hỗn hợp, tiếp tục cho thêm từ từ thính gạo vào, để tăng mùi thơm cho món gỏi. (Không cho hết 1 lần vào trộn đều lên. Cứ trộn cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện lẫn nhau).
Như thế là món ăn của nhà mình đã được hoàn thành. Ta có thể được ăn kèm với bún và rau sống, hay ăn kèm với cơm trắng, bánh mì cũng sẽ rất ngon.
Món gỏi dưa ghém chay làm theo cách này, trong các ngôi chùa người ta còn gọi là “Mắm cắt”, vì các nguyên liệu được cắt nhỏ sau đó mới đem chế biến - theo chia sẻ của đầu bếp Ngọc Nghĩa. Tên món ăn có nhiều cách đặt tên, có thể là dựa vào nguồn gốc hình thành, dựa vào nguyên liệu hay dựa vào chính công đoạn chế biến. Và không thể phủ nhận, chế biến một món ăn ngon là cả một nghệ thuật, từ tay nghề của người làm và cả tâm huyết của họ. Tất cả thể hiện trong chính chất lượng món ăn, chứ không chỉ vẻ bề ngoài.
Hy vọng, qua những chia sẻ vừa rồi, mọi người cũng sẽ hoàn thành Gỏi Dưa Ghém Chay và có bữa ăn ấm cúng bên gia đình.
Mời cả nhà cùng thưởng thức món ăn ngon cùng Khổng Tước Nguyên qua video sau nhé!
Viết bình luận