Chuyện nhà Tôm, nhà Tép cũng đau đầu lắm luôn

Chuyện nhà Tôm, nhà Tép cũng đau đầu lắm luôn

“Chuyện người Gò Công đi ăn giỗ ở miệt Cái Bè Cai Lậy được đãi món hến xúc bánh tráng mè (bánh đa), người “Gồng Co” trân mình nghĩ chủ nhà chịu chơi quá, nghêu con ở dưới mình bán giống cỡ này bạc triệu/kg mà xào làm món ăn chơi.

Còn người Cai Lậy về Gò Công thì chủ nhà đãi tôm thiên nhiên thượng hạng tôm đất, tôm bạc thì chặc lưỡi ... tui tưởng con tôm to, ba cái con này trên quê kêu là con tép bạc tép đất à”

Chuyện CON TÔM CON TÉP nội trong tỉnh Tiền Giang - vùng Gò Công là vùng giáp biển trong khi vùng Cai Lậy Cái Bè là vùng sông nước ngọt đã gọi khác. Nên chuyện con nghêu biển nước mặn, bị nhầm với con hến nước ngọt ở Cai Lậy khi xào xúc bánh tráng thiệt làm người Gò Công tưởng nghêu giống cỡ 3 triệu/kg thì ăn nhói cái lòng.

Người Cai Lậy định nghĩa con tôm phải là con to, tôm cỡ ngón tay cái như tôm càng, tôm sú, tôm thẻ mới gọi là tôm, còn nhỏ nhỏ như bạc hay đất thì chỉ gọi quen là con tép! Mà quên chất thịt săn chắc, ngọt ngào của tôm đất vùng nước mặn khác hẳn tôm sông, tôm nuôi công công nghiệp!

Ở Gò Công thì khác, cái xứ biển có sông, có ruộng có đồng có bao nhiêu là loại nên thoải mái gọi: tôm đất, tôm bạc, tép rong, tép riu, tôm mòng tép muỗi rồi có cả ruốc.

(Mình là Mắm Tép nhà Mắm Khổng Tước Nguyên đây ạ! Mọi người thấy mình trong bóng sạch đẹp không?)

Hỏi Cha thì Cha giải thích theo ông bà xưa ở Xứ Gò dựa vào đặc tính sinh trưởng, dựa vào nơi sống cách khai thác mà gọi khác nhau để phân biệt.

Đây siêu mẫu nhí “EM TÉP” nhà Mắm Xứ Gò. Một mình em biến hoá ra 3 phiên bản “Mắm TÉP RIU”, “Mắm TÉP CHUA” và còn có luôn MẮM RUỐC nữa.

Tại sao gọi em là tép vì em trưởng thành rồi em vẫn hơn đầu tăm xíu cỡ ruột bút bi thôi. Và xin mọi người đừng nhầm lẫn, em Tép lớn lên thế nào vẫn không thể thành con tôm được nhé ❤️

Dòng họ Tép lại phân ra có tép đồng (tép sông) sống vùng nước ngọt. Tép biển sống vùng nước mặn dọc theo chiều dài của cả nước Việt Nam thì hỡi ơi, bao nhiêu tên gọi em: con tép, con moi, con ruốc, ...

Nói về họ hàng nhà Tép ở Gò Công cũng đông đúc vừa có cả tép đồng và tép biển:

* Tép muỗi: là con tép thường có trứng xanh xanh ở nội đồng, ở sông, tép này thì nhà nhà hay xào khế ăn ngon ngọt lắm!

* Tép rong tép riu là tép bãi bồi ven biển, đẩy vô bờ theo mùa gió (là con tép trong hình đó) 100% thiên nhiên theo ông trời, tép cũng thường theo đàn...

* Đánh bắt xa bờ và trên tàu lớn thì con tép biển hay gọi là CON RUỐC rồi theo mùa gió, theo giống còn phân biệt tên gọi ruốc bông lau.

Bình về chất lượng Tép muỗi (tép đồng) và Tép riu (tép biển gần bờ) sẽ cho chất lượng về hương vị ngon nhất. Có lẽ vì con ruốc tép biển khi đánh bắt xa bờ, ngủ trên tàu thuyền lâu hơn nên độ tươi không bằng, dẫn đến chất lượng thịt và hương vị cũng khác. Từ một nguồn Tép Riu Xứ Gò, nhà mắm Khổng Tước Nguyên với 3 cách lên men khác nhau tạo ra 3 dòng sản phẩm khác biệt về hương vị, cấu trúc.

3 loại mắm với 3 phong cách lên men ra đời:

- Mắm Tép Riu Xứ Gò (áp dụng theo cách lên men từ công thức Mắm Tôm Chà tiến vua, loại bỏ hoàn toàn các vỏ kitin chỉ giữ phần nõn thịt tép, lên men cân bằng âm dương tạo ra dòng mắm paste ngon đặc biệt)

(Mắm Tép Riu Xứ Gò - món này chấm xoài, cóc, ổi, trái cây chua là ngon nhức nhối luôn nhe)

- Mắm Tép Chua Xứ Gò (áp dụng theo cách lên men Mắm Tôm Chua, đây là loại mắm đã hiếm gặp ở thị trường, làm nức lòng nhớ quê của nhiều cô bác ở thị thành)

(Mắm Tép Chua Xứ Gò - chấm thịt luộc ăn nhức nhối lắm lun)

- Mắm Ruốc Xứ Gò (chỉ ủ ruốc và muối theo cách dân dã nhất của mọi vùng ở đất Việt)

 

Các bạn có thấy chuyện nhà Tép mình hấp dẫn không? Ở quê bạn có Mắm Tép Riu hôn?

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Sản phẩm của Khổng Tước Nguyên