Vì sao thức ăn nhanh gọn như mắm lại khiến người ta sống chậm lại trong khoảnh khắc được ăn mắm ?

Vì sao thức ăn nhanh gọn như mắm lại khiến người ta sống chậm lại trong khoảnh khắc được ăn mắm ?

Hôm nay Sài Gòn mưa râm, chợt nhớ nhận được cuộc điện thoại đường dài từ bên kia đại dương, con gái của cô tôi tỉ tê tâm sự rằng chị ơi hôm nay trời mưa, em đi học về ngồi ăn cơm với mắm mà khóc đó. Tôi thấy lạ, sao lại khóc ? Hay là bởi vì con mắm khó ăn quá đối với đứa trẻ nhỏ đã quen hương vị Tây Âu và về Việt Nam chưa đến hai lần trong đời ? Nhưng không, câu trả lời của em ấy vẫn văng vẳng bên tai tôi rằng không phải vì khó ăn, mà là vì " em nhớ nhà."

Kí ức tự nhiên ào ạt ùa về. Năm đó trước khi đi du học, ngày nào cũng nhắc má nhớ mua mắm về ăn. Nào là mắm Tép Riu, mắm Tôm Chua đu đủ, mắm cá phèn, mắm Tôm chà,... ăn cho đến khi lên máy bay vẫn còn nhắn tin nhắc má nhớ phải đóng mắm gửi, qua đó mỗi ngày ăn với cơm mà vơi bớt nỗi nhớ cha má, nhớ nhà, nhớ quê hương của mình.

Vậy mà thời gian trôi, guồng quay cuộc đời cuốn tôi không kịp thở, dường như đã mất đi những cảm xúc nhớ nhung đẹp đẽ đó về nguồn cội, để ngày hôm nay khi nghe một đứa nhỏ cũng sống xa quê như tôi đã từng nói "nhớ nhà", tôi liền xới chén cơm nóng, mở hủ mắm má tôi đã để sẵn trong tủ từ lâu, gắp một con mắm tôm chua đỏ au đưa vào miệng. Ngoài trời mưa tuôn xối xả và lòng tôi thì thấy bình yên lạ lùng. Con mắm tôm đầy nguyên, không tanh, chua cay mặn ngọt vừa đủ, phủ lên năm giác quan đều cảm nhận được độ ngon, sự mềm mại dẻo dai khiến người ta cứ muốn ăn mãi không bao giờ ngừng.

Và tôi có được đáp án mỹ mãn cho câu vì sao thức ăn nhanh gọn như mắm lại khiến người ta sống chậm lại trong khoảnh khắc được ăn mắm ?

Là vì người ta bận. Bận nhấm nháp, bận nhớ, bận thấm đẫm cái "quốc hồn quốc tuý" của dân tộc.

(Chia sẻ của Anh Thanh Thái - Co-Founder/Producer tại FoodMap)

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Sản phẩm của Khổng Tước Nguyên